DÂN VI QUÝ .
KhôngTử ngày xưa nêu cao tư tưởng "Dân vi bang bản " (Dân là gốc của nước )hoặc "Quốc dĩ dân vi bản" (Nước lấy dân làm gốc ). Tư tưởng này được Mạnh Tử phát triển thêm" Dân vi quí,xã tắc thứ chi . Quân vi khinh." (Lợi ích của dân là trước hết,thứ đến lợi ích của quốc gia còn lợi ích của Vua là không đáng kể ). Dưới thời Phong kiến ,vua được mệnh danh là Thiên tử,đầy uy quyền sinh sát,mà Mạnh Tử dám nêu ý tưởng này thật đáng tội chết !. ...
Một hôm Mạnh Tử muốn khuyên Tề Tuyên Vương về việc trị nước là phải gương mẫu,nghiêm minh và có trách nhiệm cao trước dân..,nhưng ông không nói thẳng,bèn lung khởi .Ông hỏi Tề Tuyên Vương : Có người vì công chuyện đi xa lâu ngày,gởi gia đình cho bạn thân,khi về thấy gia đình bị đói rách thì làm thế nào với bạn ?--Tuyệt giao.! Mạnh Tử lại hỏi : Có viên quan không chăm chú việc công,,hay sai trái,tham lam thì vua làm gì ? Bãi chức ! . Mạnh Tử hỏi tiếp :Thế một người làm vua mà không sửa sang pháp luật ,để dân oan ức,quan lại đục khoét ,tội phạm hoành hành...thì trách nhiệm đó của ai và xử như thế nào ?. ..Tề Tuyên Vương ngoảnh sang bên phải,bên trái ,làm như không nghe câu hỏi...rồi hỏi Mạnh Tử chuyện khác . Sau đó Mạnh Tử mất chức !
( Cổ học tinh hoa )
KhôngTử ngày xưa nêu cao tư tưởng "Dân vi bang bản " (Dân là gốc của nước )hoặc "Quốc dĩ dân vi bản" (Nước lấy dân làm gốc ). Tư tưởng này được Mạnh Tử phát triển thêm" Dân vi quí,xã tắc thứ chi . Quân vi khinh." (Lợi ích của dân là trước hết,thứ đến lợi ích của quốc gia còn lợi ích của Vua là không đáng kể ). Dưới thời Phong kiến ,vua được mệnh danh là Thiên tử,đầy uy quyền sinh sát,mà Mạnh Tử dám nêu ý tưởng này thật đáng tội chết !. ...
Một hôm Mạnh Tử muốn khuyên Tề Tuyên Vương về việc trị nước là phải gương mẫu,nghiêm minh và có trách nhiệm cao trước dân..,nhưng ông không nói thẳng,bèn lung khởi .Ông hỏi Tề Tuyên Vương : Có người vì công chuyện đi xa lâu ngày,gởi gia đình cho bạn thân,khi về thấy gia đình bị đói rách thì làm thế nào với bạn ?--Tuyệt giao.! Mạnh Tử lại hỏi : Có viên quan không chăm chú việc công,,hay sai trái,tham lam thì vua làm gì ? Bãi chức ! . Mạnh Tử hỏi tiếp :Thế một người làm vua mà không sửa sang pháp luật ,để dân oan ức,quan lại đục khoét ,tội phạm hoành hành...thì trách nhiệm đó của ai và xử như thế nào ?. ..Tề Tuyên Vương ngoảnh sang bên phải,bên trái ,làm như không nghe câu hỏi...rồi hỏi Mạnh Tử chuyện khác . Sau đó Mạnh Tử mất chức !
( Cổ học tinh hoa )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét